Giãn tầng sinh môn Sau Sinh, hậu quả và cách phòng ngừa

Tầng sinh môn là nơi rất quan trọng trong quá trình sinh nở của người phụ nữ. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải chị em nào cũng hiểu rõ: Tầng sinh môn là gì? Vì sao tầng sinh môn bị giãn sau khi sinh? Hậu quả của việc bị giãn tầng sinh môn? Cách ngăn ngừa và khắc phục? Bài viết dưới đây giúp chị em có kiến thức tổng quan để chăm sóc và bảo vệ vùng kín của mình.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là phần nông của sàn chậu, gồm tất cả các bộ phận mềm, cơ, dây chằng bịt lỗ ở dưới của khung chậu, có chức năng bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như âm đạo, tử cung, trực tràng, bàng quang.

Nếu phụ nữ sinh thường, tầng sinh môn cần được giãn rộng để em bé chui ra khỏi bụng mẹ.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sinh khó, tầng sinh môn không giãn rộng. Nguyên nhân có thể là do hẹp xương chậu, thai quá lớn, lưỡng đỉnh rộng… Và việc mở rộng tầng sinh môn sẽ giúp sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh như kẹp forcep hay giác hút được dễ dàng hơn. Vì lúc này đầu em bé chỉ còn ở khoảng cách 2 – 4 cm là sẽ chui hẳn ra ngoài.

Nguyên nhân tầng sinh môn bị giãn sau khi sinh?

Ở trạng thái sinh lý bình thường, tầng sinh môn có chiều dài khoảng 1,5cm và có độ đàn hồi co giãn từ 3 – 5cm. Khi sinh nở, tầng sinh môn có thể mở đến 10cm và khó trở về trạng thái ban đầu do giãn rộng quá mức.

Hơn nữa, trong trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn; có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn. Một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên dưới âm đạo kéo xuống hậu môn. Có những trường hợp không đủ thời gian để chích thuốc tê, nhưng bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên. Thực chất của việc cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ.

Vết rách có thể ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu khiến tầng sinh môn bị giãn về sau, mất khả năng đàn hồi và khó co lại như bình thường.

HẬU QUẢ CỦA BỊ GIÃN TẦNG SINH MÔN:

Giãn tầng sinh môn là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ:

- Bệnh Sa tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang.

- Tiểu không tự chủ

- Bệnh trĩ

- Viêm nhiễm vùng kín

- Giảm ham muốn và cảm giác tình dục….

Giải pháp nào cho tầng sinh môn bị giãn sau khi sinh?

Tập sàn chậu sau sinh

Tập sàn chậu bao gồm các bài tập chăm sóc, tập luyện cơ vùng hội âm (cửa mình) không những giúp bảo vệ cấu trúc này không bị tổn thương trong quá trình mang thai, sau sanh và trong các hoạt động hằng ngày mà còn đem lại sự săn chắc cho sàn chậu giúp thực hiện tốt chức năng nâng đỡ cơ quan vùng chậu như tử cung, bàng quang, ruột không bị sa và kiểm soát hoạt động tiêu tiểu như ý muốn, tham gia vào quá trình chuyển dạ sanh và hoạt động tình dục.

kegel-device

Phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn

Phẫu thuật chỉ được chỉ định đối với phụ nữ sinh con rất nhiều lần, con to, việc tập luyện không mang lại kết quả nhanh chóng như mong đợi. Việc phẫu thuật cũng chỉ làm nhỏ hẹp tầng sinh môn lại mà không mang lại sự khỏe mạnh cho nhóm cơ. Vì vậy, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cũng phải luyện tập sức mạnh nhóm cơ để vùng kín thực sự khỏe mạnh.

Thao thống kế, cứ 3 phụ nữ đã từng sanh đẻ có một người bị són tiểu, gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu và 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa sinh dục trong đó cứ 5 phụ nữ có 1 phụ nữ bị sa từ hai cơ quan vùng chậu trở lên.

Do tầm quan trọng của việc tập luyện đối với sức khỏe vùng chậu, chị em nên tập luyện thường xuyên từ trước khi sinh cho đến sau khi sinh.

TẬP SÀN CHẬU TRONG THAI KÌ GỒM:

1. Tập luyện cơ sàn chậu đều đặn

2. Tập thể dục thích hợp đều đặn

3. Tập tư thế tốt khi đi, đứng, hoạt động, làm việc

4. Tăng cân hợp lý, tránh tăng cân quá mức

5. Tránh táo bón

TẬP SÀN CHẬU SAU SANH GỒM:

1. Giảm đau, sưng nề vùng cửa mình

2. Ngăn ngừa tổn thương thêm sau này

3. Tập luyện cơ sàn chậu đều đặn

4. Tập thể dục thích hợp đều đặn, đạt cân nặng phù hợp, tránh táo bón

5. Tập tư thế tốt khi đi, đứng, hoạt động, làm việc

TẬP LUYỆN CƠ SÀN CHẬU

Lợi Ích Của Việc Tập Luyện Cơ Sàn Chậu

Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả 80% bệnh són tiểu, són hơi, són phân, mắc tiểu không cầm được, tiểu đêm, giúp kiểm soát hoạt động tiểu, tiểu theo ý muốn.

Ngăn ngừa & giảm sa sinh dục (bàng quang, tử cung, trực tràng)

Hỗ trợ nâng đỡ trong thai kỳ giúp ngăn ngừa và điều trị són tiểu, són phân trong thai kỳ và sau sanh.

Cải thiện, tăng cảm giác tình dục ở cả nam và nữ

Những Ai Cần Tập Luyện Cơ Sàn Chậu

* Phụ nữ bị rối loạn chức năng sàn chậu

1. Trong độ tuổi sanh đẻ và mãn kinh

2. Mang thai: có tiền căn mang thai trước hoặc lần này bị són tiểu, són phân, mất kiểm soát tiêu tiểu xảy ra trong thai kỳ

3. Sau sanh: bị són tiểu, són phân, mất kiểm soát tiêu tiểu xảy ra trong thai kỳ hoặc các triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc kéo dài > 3 tháng sau sanh

CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN CƠ SÀN CHẬU NÓI CHUNG BAO GỒM

1. Tự tập: co thắt cơ sàn chậu và cơ bụng

2. Tốt nhất nên tập với sự trợ giúp của thiết bị tập Kegel Device sử dụng công nghệ phản hồi sinh học và kích thích xung điện để mang lại hiệu quả tối ưu với sự nỗ lực tối thiểu.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải - BV Từ Dũ.

TIN LIÊN QUAN