Tiểu không tự chủ nguyên nhân và cách điều trị

Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự , bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những trường hợp khác có sự rò rỉ thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn. Tiểu không tự chủ gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và nếu bạn coi thường nó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.

Các dạng khác nhau của tiểu không tự chủ

Do áp lực – Sự rỉ nước tiểu khi ho, cười hay hắt hơi. Sự rò rỉ còn có thể xảy ra khi đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục. Tình trạng này là do sự suy yếu của các mô nâng đỡ bàng quang hoặc các cơ của niệu đạo.

Bàng quang tăng hoạt (Urge incontinence) – Sự rò rỉ nước tiểu gây ra bởi sự hoạt động quá mức của các cơ bàng quang, gây co quá thường xuyên hoặc các vấn đề về thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang.

Tiểu không tự chủ hỗn hợp – Sự kết hợp các triệu chứng của cả tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt

Tiểu không tự chủ tràn đầy – Sự rò rỉ đều đặn một lượng nước tiểu nhỏ khi bàng quang không rỗng trong suốt quá trình bài tiết. Nguyên nhân có thể do hoạt động kém của cơ bàng quang hoặc sự tắc nghẽn của niệu đạo.

 Triệu chứng của tiểu không tự chủ

Ngoài việc rò rỉ nước tiểu, người phụ nữ mắc tiểu không tự chủ còn có các triệu chứng sau như:

  • Buồn tiểu: Cảm giác rất muốn đi tiểu dù cho bàng quang có đang đầy hay không, thường xuất hiện khi có áp lực trong vùng chậu
  • Tiểu thường xuyên: bài tiết nhiều lần hơn bình thường
  • Tiểu đêm: có nhu cầu bài tiết trong thời gian ngủ
  • Tiểu khó: bài tiết một cách đau đớn
  • Tiểu dầm: tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu khi ngủ

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ có thể do nguyên nhân ngắn hạn và nguyên nhân dài hạn.

Nguyên nhân ngắn hạn

Những nguyên nhân ngắn hạn dễ chữa trị hơn, bao gồm:

•        Nhiễm trùng đường niệu: Mất kiểm soát bàng quang có thể gây ra bởi sự nhiễm trùng của đường niệu. Sự nhiễm trùng của bàng quang (viêm bàng quang) hay gặp ở phụ nữ. Những trường hợp này được điều trị bằng kháng sinh.

•        Thuốc: Mất kiểm soát bàng quang có thể do tác dụng phụ của một số thuốc, nhưthuốc lợi tiểu.

•        Những khối tăng trưởng bất thường: Polyp, sỏi bàng quang hay hiếm gặp hơn là ung thư bàng quang có thể gây nên tiểu không tự chủ.

Những khối tăng trưởng này thường gây tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt và có thể liên quan tới tình trạng có máu trong nước tiểu. Nếu bạn thấy máu trong nước tiểu của mình hoặc nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc của bất cứ sự chảy máu nào, việc báo ngay cho nhân viên y tế là rất quan trọng.

Nguyên nhân dài hạn

Những nguyên nhân dài hạn gồm có:

•        Vấn đề về sự nâng đỡ vùng chậu: Các cơ quan trong vùng chậu được giữ ở đúng vị trí bằng các mô và cơ nâng đỡ. Những mô nâng đỡ này bị xé rách, kéo căng hoặc trở nên yếu đi do tuổi tác. Nếu các mô nâng đỡ niệu đạo, bàng quang, tử cung hay trực tràng bị yếu đi, những cơ quan này có thể bị rơi xuống, gây rò rỉ nước tiểu hoặc làm nước tiểu khó đi qua.

•        Bất thường đường tiểu: Đường rò là một lối mở bất thường từ đường tiểu tới một phần khác của cơ thể, ví dụ như âm đạo. Nó có thể cho nước tiểu rò ra ngoài qua âm đạo.

•        Các vấn đề thần kinh- cơ: Những khiếm khuyết này có thể ảnh hưởng tới sự truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến bàng quang và niệu đạo.

Những đối tượng nào dễ mắc tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ ở người già

Khi về già, chức năng của thận và bàng quang bị suy giảm. Khi đi tiểu, bàng quang không còn khả nǎng tống hết nước tiểu ra ngoài. Do vậy sau khi đi tiểu, một lượng nước tiểu vẫn còn tồn đọng trong bàng quang.

Cơ vòng ở bàng quang có chức năng đóng mở bị lão hóa dẫn đến hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ hoặc nước tiểu đột ngột thoát ra khi có những hoạt động như ho, hắt hơi, mang vật nặng.

Ở người già, nhiều nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện như đi lại khó khǎn do đau chân, đau khớp, một số bệnh như tiểu đường, hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ gây ra việc tiểu nhiều.

 Phụ nữ sau sinh

Tình trạng này cũng khá phổ biến, hơn 1/3 bà mẹ rơi vào tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh. Đó là khi chuyển dạ, sinh em bé các cơ quan bàng quang ,và khung chậu bị yếu dần đi, khiến cho việc kiểm soát dòng chảy nước tiểu khó khăn hơn bình thường( chỉ cần có 1 kích thích nhỏ, nước tiểu bị rò rỉ).

Hơn nữa, trong quá trình co dần lại của tử cung ở giai đoạn hậu sản, nó vô tình đè trực tiếp lên bàng quang, gây ra áp lực và khó kiểm soát dòng chảy nước tiểu. Sự thay đổi hormore sau sinh cũng có thể là thủ phạm góp phần vào tình trạng khó chịu này.

 Tiểu không tự chủ ở trẻ em

Một số trẻ mắc phải chứng bệnh này do gặp vấn đề về bàng quang như bàng quang quá nhỏ, thể tích chứa được ít nước tiểu trong khi cơ thể vẫn sản xuất ra một lượng nước tiểu bình thường như ở những trẻ khác. Điều này khiến cho bé thường xuyên đi tiểu không kiểm soát được. Nhiều trẻ khác mặc dù thể tích của bàng quang vẫn bình thường nhưng khả năng chứa lại rất kém. Ngoài ra trẻ bị các bệnh như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây kích thích vào bàng quang, khiến cơ quan này co mạnh, thúc đẩy việc đi tiểu.

Trẻ bị bệnh táo bón: Bị táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiểu không kiểm soát được. Khi bị táo bón, cơ quan trực tràng luôn trong tình trạng đầy phân, gây áp lực lên bàng quang, khiến cho thể tích chứa của bàng quang bị giảm. Ngoài ra, khi bàng quang bị gây áp lực sẽ gửi tín hiệu nhầm lên não như khi đầy nước tiểu, trẻ sẽ đái không tự chủ.

Yếu tố di truyền: Nhiều trẻ mắc chứng bệnh này do bị di truyền từ những người thân trong gia đình. Nếu cả cha hoặc mẹ của trẻ bị khi còn nhỏ nguy cơ trẻ mắc bệnh này rất cao từ 70-75%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng trẻ bị giảm đi còn khoảng 44%.

Điều trị tiểu không tự chủ

Có nhiều lựa chọn cho việc điều trị. Những phương pháp thường dùng sẽ có hiệu quả hơn nếu được sử dụng kết hợp với nhau. Các lựa chọn điều trị bao gồm thay đổi lối sống, luyện tập bàng quang, vật lý trị liệu, các thiết bị, thuốc, chất tạo khối và phẫu thuật.

 Các loại vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ

Có nhiều loại vật lý trị liệu có thể thực hiện để điều trị tiểu không tự chủ. Một trong số đó là các bài tập Kegel, có thể giúp làm mạnh các cơ vùng chậu. Những bài tập Kegel, cùng với luyện tập bàng quang và thay đổi lượng nước uống vào, thường rất thành công trong điều trị tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt.

Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện bài tập Kegel, bạn nên đến gặp nhà vật lý trị liệu, người có chuyên môn trong sức khỏe vùng chậu phụ nữ. Các bài tập Kegel được thực hiện như thế nào?

Các bài tập Kegel giúp các cơ vùng chậu mạnh lên. Sau đây là cách thực hiện:

•        Ép chặt các cơ mà bạn dùng để ngừng tiểu (nhưng không làm những bài tập này khi bạn đang tiểu)

•        Giữ trong khoảng 10 giây, xong thả ra

•        Làm như vậy liên tục khoảng 10-20 lần và thực hiện 3 lần 1 ngày.

Cẩn thận không ép nhầm các cơ cẳng chân, cơ hông hay ổ bụng. Thực hiện những bài tập này thường xuyên. Có thể sẽ mất khoảng 4-6 tuần để nhận thấy sự tiến triển về các triệu chứng của tiểu không tự chủ.

Những thiết bị nào được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ sử dụng  nhiều nhất hiện nay. 

 

Thiết bị tập Kegel Device: Phản hồi sinh học (biofeedback) là một phương pháp luyện tập có thể hữu ích nếu bạn có vấn đề trong việc định vị đúng các cơ. Kegel Device hoạt động theo một cách rất giống với cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể: Nó gửi xung điện đến các vùng chính xác của các cơ yếu và dây thần kinh yếu ở vùng xương chậu của bạn, khiến chúng co lại và thư giãn, đồng thời xung điện cũng làm co giãn mạch, thu hút máu đến vùng trị liệu.

 Theo thời gian, điều này giúp tăng cường cơ bắp và các sợi thần kinh, giúp bạn kiểm soát cơ bắp tốt hơn và cải thiện tông màu và độ kín. Điểm nổi trội so với các phương pháp khác đó là Kegel Device dùng được cho tất cả các đối tượng trên, tính ứng dụng cao và lộ trình điều trị tại nhà tiết kiệm thời gian. Cho nên sử dụng Kegel Device chính là lựa chọn hàng đầu của những người mắc bệnh tiểu không tự chủ . Thiết bị tập Kegel Device tác dụng lên các vùng trị liệu một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ.