KẾT CỤC BI THẢM CỦA HOÀNG HẬU CHUNG TÌNH NHẤT TRUNG HOA

Tuyệt sắc giai nhân, tài trí hơn người, tấm lòng trung trinh. Nhưng nàng lại nhận kết cục buồn thảm, đáng thương. Cuộc đời nàng cũng mang lại nhiều suy ngẫm và bài học cho hậu thế.

Vương Thị là hoàng hậu đầu tiên và rất được Đường Huyền Tông Lý Long Cơ sủng ái hết mực. Bà xuất thân từ sĩ tộc Thái Nguyên Vương thị danh giá, được những bậc hiền sĩ dạy dỗ, vốn thông minh, tài trí hơn người cộng thêm dung mạo tuyệt sắc giai nhân, đoan trang quyền quý, nàng chiếm trọn trái tim trai trẻ của Lý Long Cơ Đường Huyền Tông.

Bà hỗ trợ đắc lực cho Lý Long Cơ trong chính biến lật đổ Vi Thái hậu, giúp cha chồng là Đường Duệ Tông phục vị (năm 710) và tiêu diệt bè đảng Thái Bình công chúa (năm 712).

Năm 712, Lý Long Cơ được Duệ Tông nhường ngôi, trở thành Hoàng đế, phong Thái tử phi Vương thị làm Hoàng hậu. Tình cảm giữa Đường Huyền Tông và Vương thị vô cùng thắm thiết dù Vương hoàng hậu không sinh được con cho Huyền Tông.

Trong buổi tiệc trà, Vương thị và Đường Huyền Tông thưởng thức trái Mận đầu mùa, Vương Thị cắn từng quả mận, ăn một miếng rồi mới dâng cho Đường Huyền Tông ăn cùng. Lấy làm lạ Đường Huyền Tông liền hỏi: “Nàng cắn một miếng mận, ăn rồi mới dâng cho Trẫm, Nàng không sợ ta khép tội khi quân sao?”

Lúc này Vương Thị mới từ tốn trả lời: “ Thiếp nếm thử xem trái mận nào ngon thì mới dâng lên bệ hạ. Một miếng ngon thiếp cũng không muốn ăn một mình, mà muốn chia sẻ cùng bệ hạ. Chúng ta đã trải qua bao chông gai, vất vả mới được thái bình. Thiếp muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho bệ hạ mà thôi.”

Đường Huyền Tông nghe vậy cảm động mà thốt lên: “Nàng thật có lòng với Trẫm, Thưởng một trái mận ngon cũng nghĩ đến ta. May mắn thay ta luôn có nàng kề bên.”

Về sau, Vương hoàng hậu tuổi già sắc suy, không còn được Huyền Tông yêu thương. Huyền Tông lúc đó sủng ái Võ Huệ phi, cháu gái cùng họ của Võ Tắc Thiên. Võ Huệ phi sinh cho Huyền Tông 7 người con, trong khi Vương hoàng hậu vẫn không có con. Đắc sủng sinh kiêu, Võ Huệ phi mưu đồ chiếm ngôi Hoàng hậu, khiến Vương hoàng hậu rất bất bình và tức giận, nhiều lần tố cáo trước mặt Huyền Tông. Tuy nhiên, Huyền Tông bênh vực Võ Huệ phi vì bản thân ông cũng muốn phế bỏ Hoàng hậu.

Năm 722, Huyền Tông cùng đại thần Khương Kiểu bàn kế hoạch Phế hậu, với lý do Vương hoàng hậu không thể sinh con, kế thừa đại thống tuy nhiên Khương Kiểu lại tiết lộ việc này tới tai Vương hoàng hậu. Huyền Tông tức giận Khương Kiểu, bèn cho đánh Kiểu 60 trượng, đày ra Khâm Châu, không lâu sau thì cũng chết[4].

Vương hoàng hậu tâm trạng lo lắng sợ bị phế, khóc lóc với Huyền Tông và nhắc lại tình cảm năm xưa. Nàng bày tiệc trà khẩn cầu Đường Huyền Tông tới dự, nàng cũng cắn nửa trái mận rồi dâng lên Đường Huyền Tông một nửa còn lại. Đường Huyền Tông đùng đùng nổi giận, không nói tiếng nào mà bỏ về cung của Võ Huệ phi. Sẵn bực tức trong lòng, Đường Huyền Tông liền kể cho Võ Huê phi nghe việc Vương hoàng hậu ăn nửa trái mận rồi dâng cho cho mình nửa trái còn lại, rồi nói: “Nàng ta quả là không coi ta ra gì, dám khi quân phạm thượng, bắt ta ăn lại đồ thừa của nàng ta.”

Võ Huệ phi muốn chiếm ngôi Hoàng hậu từ lâu, liền nói thêm vào làm Đường Huyền Tông càng tức giận và ghét bỏ Vương Hoàng hậu. Nhân cơ hội này Đường Huyền Tông liền khép tội Vương hoàng hậu và phế truất ngôi vị của nàng.

Phế hậu Vương thị bị giam vào lãnh cung, ba tháng sau u uất, sinh bệnh rồi qua đời mới ở tuổi ngoài 30, nhiều cung nhân thái giám từng được bà hiền đãi khóc thương rất thống khổ.

Xét xem, cùng một hành động của Vương thị Hoàng hậu, nhưng sự ghi nhận của Đường Huyền Tông hoàn toàn trái ngược. Trách ai? Trách nàng Vương thị Hoàng hậu chân thật không đo được lòng đấng quân vương, không biết vị trí của mình trong lòng hoàng thượng? hay trách Đường Huyền Tông đã thay đổi? và liệu rằng Đường Huyền Tông có nhận ra sự thay đổi trong lòng mình hay ông vẫn tin rằng Vương thị hoàng hậu thay đổi và coi thường, dám khi quân phạm thượng với ông?

TIN LIÊN QUAN